TRANSFORMING NOKIA
Bài viết này mình dựa trên chút hiểu biết của mình về Nokia, thế giới công nghệ thời điểm đó và qua cuốn Transforming Nokia : The power of panaroid optimism to lead throuh colossal change của Risto Siilasamaa Chủ tịch và từng là CEO tạm thời của Nokia từ 2012 tới bây giờ. Bản dịch có tên Nokia từ sụp đổ tới hồi sinh (một cái tít hút khách), thì mình thấy không chính xác để phản ánh tình trạng thực sự của Nokia vào năm 2018, khi Risto bắt đầu viết cuốn này.
Cá nhân mình thấy nội dung trong cuốn này là kho dữ liệu vô cùng quý giá với các startup công nghệ nói riêng và cả thị trường khởi nghiệp nói chung. Nó cũng có ích với các công ty, tập đoàn lớn mạnh trong hiện tại nhưng không có gì đảm bảo cho tương lai.
Sự sụp đổ của Nokia thực sự là rất choáng váng khi bắt đầu từ năm 2009 tới cuối năm 2013, tức gần 4 năm nhưng đã làm tan biến một trong những công ty sản xuất điện thoại lớn nhất trong lịch sử. Quy luật thịnh suy rất tàn bạo, nó không loại trừ ai, nhất là đối với một công ty đã phạm vô số sai lầm như Nokia đã dẫn tới sự suy tàn nhanh chóng.
Mình sẽ viết 3 bài : Những lý do Nokia sụp đổ, tái cấu trúc từ tập đoàn cồng kềnh thành 1 startup và chính con người Risto Siilasmaa.
Chúng ta bắt đầu phần 1 ngay bây giờ thôi.
TỪ QUYỀN LỢI ĐI MÁY BAY RIÊNG TỚI CỐC CÀ PHÊ TÍNH PHÍ.
Trước đây không chỉ ở Việt Nam, Phần Lan hay bất cứ Quốc gia nào thì khi tìm đến cửa hàng điện thoại,nhiều người sẽ nói bán cho tôi 1 chiếc Nokia chứ không phải là cho tôi xem mẫu này, mẫu kia”. Lúc đó mọi người khi nói chuyện sẽ mua điện thoại nào thì sẽ trả lời “Chuẩn bị đi mua Nokia”.
Trong thập kỉ 2000, khi cổ phiếu Nokia đặt ngưỡng cao nhất lịch sử là gần 62 Euro 1 cổ phiếu, lúc đó Nokia là một bluechip có ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu thế giới đến mức. Một lãnh đạo trong ban quản trị (BQT) nói rằng Nokia không chỉ bán điện thoại mà còn chịu trách cho việc lên xuống, ổn định của thị trường cổ phiếu Châu Âu và Mỹ.
Không đầy 10 năm sau, trong những mùa đông ảm đạm nhất, năm 2012 có lúc 1 cổ phiếu của Nokia còn chưa mua được 2 bát phở khi xuống tới 1,76 Euro. Còn thấp hơn cả năm 1994-95 khi Nokia suýt phá sản nhưng giá trị cổ phiếu vẫn đạt 2,28 Euro. (Mọi thông tin về cổ phiếu xuyên suốt các mốc lịch sử của Nokia mình tham chiếu trên Finance yahoo và Macrotrends)
Đã có thời các lãnh đạo cấp cao, cấp trung và thấp lên đến hàng nghìn người của Nokia bay đến các cuộc lễ hội, trường đại học, triển lãm công nghệ trên khắp thế giới bằng máy bay Gulfstream, rồi Audi A8 đón tận sân bay đi thẳng tới khách sạn 5 sao do Nokia chi trả. Năm 2012, khi tình hình quá bi đát, nhân viên Nokia còn không được hưởng sự ưu đãi nhỏ bé là uống cà phê miễn phí.
Nokia từng có thời điểm bán hàng trăm triệu thiết bị trong một năm, chiếm lĩnh đến 60-70% thị trường điện thoại di động. Năm 2007, Nokia được định giá trên thị trường lên tới 150 tỉ Đôla, gấp 3 lần giá trị của chính mình tính từ khi Nokia phát triển ngoạt mục nhất từ năm 2001.
Năm 2014 Nokia buộc phải lựa chọn sụp đổ hay thay đổi đã bán mảng thiết bị- dịch vụ là cốt lõi trong kinh doanh và thương hiệu của mình cho Microsoft với giá 5,4 tỉ Euro tương đương hơn 7 tỉ Đôla, thấp hơn cả khi Microsoft thâu tóm phần mềm video chat Skype với giá 8,5 tỉ Đôla vào năm 2011. Vậy điều gì đã xảy ra với Nokia, một tập đoàn được định giá 150 tỉ và nhiều lần được bình chọn là thương hiệu tốt nhất Châu Âu để rơi vào tình thế phải bán mình với giá thấp hơn 15 lần?
CĂN BỆNH ĐỘC TÀI, QUAN LIÊU VÀ NGỦ QUÊN TRONG CHIẾN THẮNG.
Giống như tế bào ung thư khi di căn, Nokia bị tàn phá từ cấp cao nhất cho tới nhân viên trong từng dự án, ngủ quên trong thành công, thời đỉnh cao Nokia vừa là một trong những nơi đáng mơ ước nhất để làm việc, nhưng cũng là sào huyệt tồn tại một nền văn hoá không thích đón nhận tin xấu và sự rời rạc, chia mảnh nghiêm trọng khi ban quản trị khi không tập trung vào cốt lõi của công ty mà lo những chuyện như “Nokia phải duy trì việc nhận giải công ty thân thiện với môi trường nhất thế giới” hay phải tổ chức các họp cổ đông sao cho thật hoành tráng ở London, Thượng Hải…
Những mục tiêu nghe có vẻ giá trị để khuấy trương hình ảnh Nokia nhưng lại bỏ quên đi cốt lõi của một công ty sản xuất điện thoại là sản phẩm mới phù hợp với thời cuộc. Nokia không biết rằng chu kì của cell phone sắp tàn, thế giới đang chuyển mình sang smartphone và có một kẻ hoang tưởng đã xuất phát trước họ là Apple.
Nokia trong năm 2008 được điều hành bởi một BQT theo phong cách “Cách mạng công nghiệp lần thứ 2”, tức là một công ty phải giống như siêu cường quốc được điều hành bởi rất nhiều cái tên danh giá nhưng chỉ 1 người có tiếng nói giá trị nhất.
Lúc đó Chủ tịch của Nokia là Jorma Ollila, người đã có công lớn khi đưa Nokia tới giai đoạn hoàng kim nổi tiếng lịch thiệp, kĩ lưỡng trong trang phục (Lần đầu tiên khi Risto gặp Ollila, anh đã bị khiển trách vì mặc vest nhưng không đeo cà vạt), luôn thích nói những vấn đề vĩ mô, kinh tế thế giới theo cách không thể sai (Lúc đó BQT của Nokia có 1 chuyên gia hàng đầu về kinh tế là Bengt Holmström - người sau này đoạt giải Nobel kinh tế năm 2016 nhưng không bao giờ được lên tiếng). Giống như một nhà độc tài, Jorma Ollila tin vào cách làm của mình sẽ giúp Nokia mãi mãi trường tồn, và đặc biệt không ưa cấp dưới góp ý hay trình bày một lối đi khác. Có thể nói phong cách quản lý của BQT và cá nhân Jorma Ollila lúc ấy đưa Nokia từ trên đinh xuống dưới huyệt. Cái tôi Của Ollila lớn và mù quáng đến nỗi đã va chạm với CEO mới (Stephen Elop) và chủ tịch tương lai (tức Risto) rất nhiều trong những năm Nokia suy thoái.
Ở Nokia, các kỹ sư phần cứng không được sử dụng các thiết bị di động của hãng khác. Thậm chí nhiều người biết về iPhone và Android nhưng họ chưa bao giờ trải nghiệm chúng, mà vẫn phải giải đáp câu hỏi “Làm thế nào để chế tạo một thiết bị hoàn hảo nhất cho Nokia, trong khi chính họ bị cấm tiếp cận các sản phẩm di động mới nhất”.
HỌP CẢ NGÀY NHƯNG CHỈ NHẮC ĐẾN APPLE VÀ IPHONE TRONG VÀI PHÚT
Risto Sillasmaa đã mô tả chi tiết cuộc họp đầu tiên với BQT cấp cao Nokia ra sao. Chủ đề trong cuộc họp nhiều đến mức mỗi vấn đề quan trọng, cách thức giải quyết, thực trạng công ty thế nào chỉ có thể nói trong 15 phút. Risto bị choáng ngợp bởi vô số thông tin trong cuộc họp đó. Rất hay, rất hoành tráng nhưng mông lung và ít liên quan đến Nokia.
Từ việc Yahoo từ chối lời mua lại 44 tỉ Microsoft, chuyện xây dựng các cửa hàng thời đại Nokia để phô trương kĩ thuật và sản phẩm trong tương lai, dĩ nhiên chuyện tình hình cổ phiếu thế giới ra sao. Trong cuộc họp cũng nhắc tới Apple và chỉ được nói ngắn gọn trong mấy phút. Cuối tháng 6 năm 2007 Apple dưới thời Steve Jobs giới thiệu một chiếc điện thoại không có phím vật lý, bề mặt cảm ứng hoàn toàn được trang bị camera tối thiếu.
Nó được gọi là iPhone, đẹp đẽ nhưng vô dụng theo sự nhìn nhận của đội ngũ phát triển sản phẩm Nokia và bán với cái giá 499 Đô cho bản 4GB và 599 đô cho 8 GB. Khi ấy giá để xuất của chiếc điện thoại Nokia N95 từ 400 Đô trở lên. Đội kĩ thuật đã gửi báo cáo cho biết chiếc iPhone thua toàn diện khi so sánh phần cứng, hiệu năng, và tính thực dụng với N95 (Thời điểm khi ra mắt 2 điện thoại này mình cũng nghĩ N95 sẽ rất thành công). Lúc đó N95 đã được tích hợp 3G (Một điều mà mọi người ít biết là Nokia và Siemens đã phát triển nghiên cứu công nghệ 3 và 4G trước khi nó phổ biến).
Risto cũng biết ở phòng nghiên cứu của Nokia lúc đó đã nghiên cứu thành công bề mặt cảm ứng tốt hơn của iPhone và có thể hoạt động tốt khi rơi hay ngấm nước. Tuy nhiên niềm tin của BQT về một thế giới điện thoại có bàn phím vẫn sẽ là con đường duy nhất để đảm bảo thành công cho Nokia. Lúc đó Blackberry với bàn phím QWERTY và sự thành công của Motorola với các mẫu điện thoại gập gây chú ý với Nokia nhiều hơn là Apple.
Năm 2008 Nokia bán 115 triệu thiết bị di động, Apple chỉ là 1,7 triệu nhưng giá giá trị vốn hoá trên thị trường của Apple và Nokia lần lượt xấp xỉ 150 và 111 tỉ đô. năm 2007 Nokia tăng 89% còn Apple 133% mặc dù chưa bán iPhone, trong khi đó Nokia vẫn bán hàng chục triệu điện thoại. Năm 2008, Apple đạt giá trị 150 tỉ đô còn Nokia tụt xuống dưới 100 tỉ giữa năm và chỉ còn hơn 50 tỉ cuối năm 2008. Khi ấy là lúc iPhone ra mắt và đè bẹp N95. thị phần smartphone của Apple chỉ chiếm 5%, còn Nokia nắm giữ hơn 40%. Quan trọng hơn Apple đã chiếm lĩnh toàn bộ thị phần cao cấp, bán ít thiết bị hơn nhưng thu lợi nhuận nhiều hơn.
MỘT CEO BỊ ĐÂM SAU LƯNG
Xin lưu ý phần này dựa trên suy nghĩ của mình chứ không phải do Risto Siilasmaa đề cập trong sách.
Nokia đã bổ nhiệm Stephen Elop, một CEO ở bên ngoài vào chứ không đến từ trong Nokia. Trong lịch sử của Nokia,đây là lần đầu tiên một CEO không phải là người Phần Lan. Một điều trớ trêu là vấn đề của CEO mới không nằm ở chuyên môn mà cách điều hành mới mẻ, liều lĩnh đã dụng chạm tới các nhân vật thượng tầng ở Nokia.
Mặc dù Elop trước khi được lựa chọn là CEO của Nokia năm 2011 đã là Giám đốc mảng kinh doanh phần mềm văn phòng của Microsoft cũng như thấu hiểu về các nền tảng, phần mềm và thiết bị hơn bất cứ ai lúc đó ở Nokia. Elop nổi tiếng với chiếc Balo thần kỳ ở bên trong luôn là các thiết bị di động, công nghệ mới nhất để trải nghiệm.
Risto khi ấy chỉ là 1 thành viên trẻ và có vị trí thất nhấp trong BQT Nokia được thông báo là tập đoàn sẽ bổ nhiệm một CEO mới đến từ Mỹ, người này đang điều hành mảng kinh doanh của một công ty lớn nhất ở Mỹ. Risto cho rằng Nokia ngắm tới Tim Cook của Apple vì lúc đó việc Steve Jobs sắp chết vẫn được giữ bí mật và Tim Cook chưa được bổ nhiệm là CEO của Apple. Sau này mới biết chính Steve Job trước đó đã thống nhất với BQT Apple để Tim Cook thay thế khi mình chết. Trong những tháng cuối cùng của Steve Jobs, Tim Cook đã là CEO của Apple trước khi công bố chính thức. Elop đã làm ngứa mắt và mất lòng BQT Nokia và nhiều người dân Phần Lan chỉ vì ông mang phong cách startup kiểu Mỹ tới Nokia.
Elop đến từ một nền văn hoá cho phép bạn mặc áo phông và quần bò diễn thuyết và trình bày kế hoạch trước một loạt nhân vật tai to mặt lớn. Điều này các lãnh đạo cấp cao không hài lòng. Đặc biệt khi Elop soạn email gửi cho 60 nghìn nhân viên Nokia nói về thực trạng của công ty lúc ông nhận chức vụ. Elop mô tả Nokia lúc này “Một giàn khoan đang cháy giữa Đại dương và ai cũng chỉ muốn tháo chạy khỏi giàn khoan”. Việc này được toàn thể nhân viên hoan nghênh nhưng BQT thì không. Từ đó, BQT Nokia đứng đầu là Jorma bắt đầu có những hành động hạn chế quyền điều hành của Elop.
Một vấn đề tế nhị khác là Elop bị coi là “Con ngựa thành Troy”, một gián điệp của Microsoft cài vào để phá hoại Nokia. Vì thế, trong gần 3 năm tại vị, luôn có những thế lực vô hình bằng cách này hay cách khác cản trở sự thay đổi mà Elop mong muốn làm cho Nokia.
CÓ ANDROID NHƯNG PHẢI CHỌN WINDOWS PHONE VÀ SỰ XÂM CHIẾM ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
Đầu năm 2012, Risto chính thức được chọn là chủ tịch Nokia kế nhiệm Jorma đã về hưu. Và Risto đã chứng kiến các đối tác bỏ rơi Nokia như thế nào cũng như sự nổi lên của các hãng sản xuất smartphone giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.
Nokia đã chấp nhận từ bỏ hệ điều hành hết thời Symbian, lẫn Meego do quá mất thời gian để hoàn thành. Ban đầu Nokia chọn Android khi chứng kiến HĐH này được cài trên các smartphone giá rẻ củaTrung Quốc và Đài Loan giá rẻ đã bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường của chính Nokia. Nhưng Google đã cảm nhận cái chết rất gần của Nokia rồi nên từ chối hợp tác.
Vì thế, lựa chọn Windows Phone của Microsoft là duy nhất và khả thi nhất đối với Nokia tròn cuộc đua smartphone. Cả hai đều đang bị các công ty khác vượt mặt, nhưng khác với Nokia, Microsoft với nguồn tiền dồi dào và bản thân cũng là một công ty phần mềm và vẫn có thị trường nên không lung lay như NOkia. Cuối cùng, dù không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng Nokia cũng không tìm được cái phao cứu sinh nào khác.
Việc lựa chọn Windows Phone được thúc đẩy bởi Stephen Elop lẫn các thành viên BQT và các ngân hàng, là chủ nợ của Nokia. Sự hợp tác này sẽ trấn an thị trường khi bên cạnh Nokia là Microsoft của Bill Gates.
Thị trường Trung Quốc và Ấn Độ có đủ nhân lực và quy mô để sản xuất phần cứng giá rẻ và nhanh nhất có thể. Ngoài ra không giống như Nokia bỏ hàng chục tỉ Euro để nghiên cứu và phát triển HĐH, thì các hãng Trung Quốc đã chọn Android do Google cung cấp. Phần cứng rẻ và 1 HĐH linh hoạt, có nhiều hỗ trợ và ứng dụng như Android là hai yếu tố đã thúc đẩy sự tăng trưởng chóng mặt của smartphone giá rẻ ở hai thị trường lớn và rất quan trọng của Nokia. Yếu tố giá rẻ đã không còn là lợi thế của Nokia nữa.
Vào tháng 4/2012, giá trị vốn hoá thị trường của Nokia xuống còn 10 tỷ Euro, trong khi Apple gần 600 tỷ, gấp 60 lần Nokia. Và Nokia đã liên tục sa thải hàng chục nghìn nhân viên trên khắp toàn cầu.
Lúc này Nokia đã ra mắt dòng smartphone chạy Windows Phone đầu tiên là Lumia nhưng rất khó cạnh tranh ở từng phân khúc. Cao cấp Apple đã chiếm hết, ở giữa là Samsung và HTC còn giá rẻ thì Nokia không cạnh tranh được với Trung Quốc với Ấn Độ.
Ngoài ra các bên cung ứng phần cứng và chipset cho Nokia cũng nghi ngờ vào Windows Phone nên sản xuất rất hạn chế. Đó là lý do tại sao Lumia 900 được đánh giá cao, tiêu thụ tốt nhưng không tạo nên sự đột phá do nguồn cung nhỏ giọt.
Mọi thị trường đều xâm chiếm, thiết bị tốt lại thiếu nguồn cung, nhưng đó chưa phải là nhát búa cuối cùng đập xuống quan tài dành cho Nokia.
BỊ ĐỐI TÁC QUA MẶT.
Tháng 6 năm 2012 Microsoft ra mắt tablet Surface. Một đòn chí tử dành cho Nokia. Cuối cùng Microsoft đã từ công ty phần mềm nhảy sang phần cứng để chiếm nốt những gì còn lại của Nokia. Microsoft đã hết kiên nhẫn với Nokia và bí mật tạo ra một thiết bị thông minh của riêng mình.
Điều này làm giá trị của Nokia từ 10 tỷ xuống còn 5 tỷ Euro. Nhưng nghiêm trọng hơn, là Microsoft đã thành công trong việc ra mắt tablet, thì có lý do gì ngăn Microsoft chế tạo smartphone? Điều buồn cười ở đây là chính Nokia cũng không cài điều khoản cấm Microsoft chế tạo phần cứng trên biên bản hợp tác. Đơn giản lúc đó Nokia và cả làng công nghệ đều không tin rằng Microsoft nhảy sang phần cứng.
Thực tế Microsoft đã chế tạo cả smartphone song song với Surface, nhưng trong điều khoản đã ký trước đó với Nokia nên đã không ra mắt. Điều khoản cho phép đôi bên từ bỏ quyền hợp tác sau 3 năm nếu không phát triển gì. Microsoft đã làm điều mà ai cũng làm, không tin vào Nokia nữa.
Đến lúc này, Nokia lại phải lựa chọn giữa ba cái. 1 phá sản, 2 bán toàn bộ cho Microsoft. 3 Bán 1 phần để tái cấu trúc.
<Còn nữa>
Bài viết này mình dựa trên chút hiểu biết của mình về Nokia, thế giới công nghệ thời điểm đó và qua cuốn Transforming Nokia : The power of panaroid optimism to lead throuh colossal change của Risto Siilasamaa Chủ tịch và từng là CEO tạm thời của Nokia từ 2012 tới bây giờ. Bản dịch có tên Nokia từ sụp đổ tới hồi sinh (một cái tít hút khách), thì mình thấy không chính xác để phản ánh tình trạng thực sự của Nokia vào năm 2018, khi Risto bắt đầu viết cuốn này.
Cá nhân mình thấy nội dung trong cuốn này là kho dữ liệu vô cùng quý giá với các startup công nghệ nói riêng và cả thị trường khởi nghiệp nói chung. Nó cũng có ích với các công ty, tập đoàn lớn mạnh trong hiện tại nhưng không có gì đảm bảo cho tương lai.
Sự sụp đổ của Nokia thực sự là rất choáng váng khi bắt đầu từ năm 2009 tới cuối năm 2013, tức gần 4 năm nhưng đã làm tan biến một trong những công ty sản xuất điện thoại lớn nhất trong lịch sử. Quy luật thịnh suy rất tàn bạo, nó không loại trừ ai, nhất là đối với một công ty đã phạm vô số sai lầm như Nokia đã dẫn tới sự suy tàn nhanh chóng.
Mình sẽ viết 3 bài : Những lý do Nokia sụp đổ, tái cấu trúc từ tập đoàn cồng kềnh thành 1 startup và chính con người Risto Siilasmaa.
Chúng ta bắt đầu phần 1 ngay bây giờ thôi.
TỪ QUYỀN LỢI ĐI MÁY BAY RIÊNG TỚI CỐC CÀ PHÊ TÍNH PHÍ.
Trước đây không chỉ ở Việt Nam, Phần Lan hay bất cứ Quốc gia nào thì khi tìm đến cửa hàng điện thoại,nhiều người sẽ nói bán cho tôi 1 chiếc Nokia chứ không phải là cho tôi xem mẫu này, mẫu kia”. Lúc đó mọi người khi nói chuyện sẽ mua điện thoại nào thì sẽ trả lời “Chuẩn bị đi mua Nokia”.
Trong thập kỉ 2000, khi cổ phiếu Nokia đặt ngưỡng cao nhất lịch sử là gần 62 Euro 1 cổ phiếu, lúc đó Nokia là một bluechip có ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu thế giới đến mức. Một lãnh đạo trong ban quản trị (BQT) nói rằng Nokia không chỉ bán điện thoại mà còn chịu trách cho việc lên xuống, ổn định của thị trường cổ phiếu Châu Âu và Mỹ.
Không đầy 10 năm sau, trong những mùa đông ảm đạm nhất, năm 2012 có lúc 1 cổ phiếu của Nokia còn chưa mua được 2 bát phở khi xuống tới 1,76 Euro. Còn thấp hơn cả năm 1994-95 khi Nokia suýt phá sản nhưng giá trị cổ phiếu vẫn đạt 2,28 Euro. (Mọi thông tin về cổ phiếu xuyên suốt các mốc lịch sử của Nokia mình tham chiếu trên Finance yahoo và Macrotrends)
Đã có thời các lãnh đạo cấp cao, cấp trung và thấp lên đến hàng nghìn người của Nokia bay đến các cuộc lễ hội, trường đại học, triển lãm công nghệ trên khắp thế giới bằng máy bay Gulfstream, rồi Audi A8 đón tận sân bay đi thẳng tới khách sạn 5 sao do Nokia chi trả. Năm 2012, khi tình hình quá bi đát, nhân viên Nokia còn không được hưởng sự ưu đãi nhỏ bé là uống cà phê miễn phí.
Nokia từng có thời điểm bán hàng trăm triệu thiết bị trong một năm, chiếm lĩnh đến 60-70% thị trường điện thoại di động. Năm 2007, Nokia được định giá trên thị trường lên tới 150 tỉ Đôla, gấp 3 lần giá trị của chính mình tính từ khi Nokia phát triển ngoạt mục nhất từ năm 2001.
Năm 2014 Nokia buộc phải lựa chọn sụp đổ hay thay đổi đã bán mảng thiết bị- dịch vụ là cốt lõi trong kinh doanh và thương hiệu của mình cho Microsoft với giá 5,4 tỉ Euro tương đương hơn 7 tỉ Đôla, thấp hơn cả khi Microsoft thâu tóm phần mềm video chat Skype với giá 8,5 tỉ Đôla vào năm 2011. Vậy điều gì đã xảy ra với Nokia, một tập đoàn được định giá 150 tỉ và nhiều lần được bình chọn là thương hiệu tốt nhất Châu Âu để rơi vào tình thế phải bán mình với giá thấp hơn 15 lần?
CĂN BỆNH ĐỘC TÀI, QUAN LIÊU VÀ NGỦ QUÊN TRONG CHIẾN THẮNG.
Giống như tế bào ung thư khi di căn, Nokia bị tàn phá từ cấp cao nhất cho tới nhân viên trong từng dự án, ngủ quên trong thành công, thời đỉnh cao Nokia vừa là một trong những nơi đáng mơ ước nhất để làm việc, nhưng cũng là sào huyệt tồn tại một nền văn hoá không thích đón nhận tin xấu và sự rời rạc, chia mảnh nghiêm trọng khi ban quản trị khi không tập trung vào cốt lõi của công ty mà lo những chuyện như “Nokia phải duy trì việc nhận giải công ty thân thiện với môi trường nhất thế giới” hay phải tổ chức các họp cổ đông sao cho thật hoành tráng ở London, Thượng Hải…
Những mục tiêu nghe có vẻ giá trị để khuấy trương hình ảnh Nokia nhưng lại bỏ quên đi cốt lõi của một công ty sản xuất điện thoại là sản phẩm mới phù hợp với thời cuộc. Nokia không biết rằng chu kì của cell phone sắp tàn, thế giới đang chuyển mình sang smartphone và có một kẻ hoang tưởng đã xuất phát trước họ là Apple.
Nokia trong năm 2008 được điều hành bởi một BQT theo phong cách “Cách mạng công nghiệp lần thứ 2”, tức là một công ty phải giống như siêu cường quốc được điều hành bởi rất nhiều cái tên danh giá nhưng chỉ 1 người có tiếng nói giá trị nhất.
Lúc đó Chủ tịch của Nokia là Jorma Ollila, người đã có công lớn khi đưa Nokia tới giai đoạn hoàng kim nổi tiếng lịch thiệp, kĩ lưỡng trong trang phục (Lần đầu tiên khi Risto gặp Ollila, anh đã bị khiển trách vì mặc vest nhưng không đeo cà vạt), luôn thích nói những vấn đề vĩ mô, kinh tế thế giới theo cách không thể sai (Lúc đó BQT của Nokia có 1 chuyên gia hàng đầu về kinh tế là Bengt Holmström - người sau này đoạt giải Nobel kinh tế năm 2016 nhưng không bao giờ được lên tiếng). Giống như một nhà độc tài, Jorma Ollila tin vào cách làm của mình sẽ giúp Nokia mãi mãi trường tồn, và đặc biệt không ưa cấp dưới góp ý hay trình bày một lối đi khác. Có thể nói phong cách quản lý của BQT và cá nhân Jorma Ollila lúc ấy đưa Nokia từ trên đinh xuống dưới huyệt. Cái tôi Của Ollila lớn và mù quáng đến nỗi đã va chạm với CEO mới (Stephen Elop) và chủ tịch tương lai (tức Risto) rất nhiều trong những năm Nokia suy thoái.
Ở Nokia, các kỹ sư phần cứng không được sử dụng các thiết bị di động của hãng khác. Thậm chí nhiều người biết về iPhone và Android nhưng họ chưa bao giờ trải nghiệm chúng, mà vẫn phải giải đáp câu hỏi “Làm thế nào để chế tạo một thiết bị hoàn hảo nhất cho Nokia, trong khi chính họ bị cấm tiếp cận các sản phẩm di động mới nhất”.
HỌP CẢ NGÀY NHƯNG CHỈ NHẮC ĐẾN APPLE VÀ IPHONE TRONG VÀI PHÚT
Risto Sillasmaa đã mô tả chi tiết cuộc họp đầu tiên với BQT cấp cao Nokia ra sao. Chủ đề trong cuộc họp nhiều đến mức mỗi vấn đề quan trọng, cách thức giải quyết, thực trạng công ty thế nào chỉ có thể nói trong 15 phút. Risto bị choáng ngợp bởi vô số thông tin trong cuộc họp đó. Rất hay, rất hoành tráng nhưng mông lung và ít liên quan đến Nokia.
Từ việc Yahoo từ chối lời mua lại 44 tỉ Microsoft, chuyện xây dựng các cửa hàng thời đại Nokia để phô trương kĩ thuật và sản phẩm trong tương lai, dĩ nhiên chuyện tình hình cổ phiếu thế giới ra sao. Trong cuộc họp cũng nhắc tới Apple và chỉ được nói ngắn gọn trong mấy phút. Cuối tháng 6 năm 2007 Apple dưới thời Steve Jobs giới thiệu một chiếc điện thoại không có phím vật lý, bề mặt cảm ứng hoàn toàn được trang bị camera tối thiếu.
Nó được gọi là iPhone, đẹp đẽ nhưng vô dụng theo sự nhìn nhận của đội ngũ phát triển sản phẩm Nokia và bán với cái giá 499 Đô cho bản 4GB và 599 đô cho 8 GB. Khi ấy giá để xuất của chiếc điện thoại Nokia N95 từ 400 Đô trở lên. Đội kĩ thuật đã gửi báo cáo cho biết chiếc iPhone thua toàn diện khi so sánh phần cứng, hiệu năng, và tính thực dụng với N95 (Thời điểm khi ra mắt 2 điện thoại này mình cũng nghĩ N95 sẽ rất thành công). Lúc đó N95 đã được tích hợp 3G (Một điều mà mọi người ít biết là Nokia và Siemens đã phát triển nghiên cứu công nghệ 3 và 4G trước khi nó phổ biến).
Risto cũng biết ở phòng nghiên cứu của Nokia lúc đó đã nghiên cứu thành công bề mặt cảm ứng tốt hơn của iPhone và có thể hoạt động tốt khi rơi hay ngấm nước. Tuy nhiên niềm tin của BQT về một thế giới điện thoại có bàn phím vẫn sẽ là con đường duy nhất để đảm bảo thành công cho Nokia. Lúc đó Blackberry với bàn phím QWERTY và sự thành công của Motorola với các mẫu điện thoại gập gây chú ý với Nokia nhiều hơn là Apple.
Năm 2008 Nokia bán 115 triệu thiết bị di động, Apple chỉ là 1,7 triệu nhưng giá giá trị vốn hoá trên thị trường của Apple và Nokia lần lượt xấp xỉ 150 và 111 tỉ đô. năm 2007 Nokia tăng 89% còn Apple 133% mặc dù chưa bán iPhone, trong khi đó Nokia vẫn bán hàng chục triệu điện thoại. Năm 2008, Apple đạt giá trị 150 tỉ đô còn Nokia tụt xuống dưới 100 tỉ giữa năm và chỉ còn hơn 50 tỉ cuối năm 2008. Khi ấy là lúc iPhone ra mắt và đè bẹp N95. thị phần smartphone của Apple chỉ chiếm 5%, còn Nokia nắm giữ hơn 40%. Quan trọng hơn Apple đã chiếm lĩnh toàn bộ thị phần cao cấp, bán ít thiết bị hơn nhưng thu lợi nhuận nhiều hơn.
MỘT CEO BỊ ĐÂM SAU LƯNG
Xin lưu ý phần này dựa trên suy nghĩ của mình chứ không phải do Risto Siilasmaa đề cập trong sách.
Nokia đã bổ nhiệm Stephen Elop, một CEO ở bên ngoài vào chứ không đến từ trong Nokia. Trong lịch sử của Nokia,đây là lần đầu tiên một CEO không phải là người Phần Lan. Một điều trớ trêu là vấn đề của CEO mới không nằm ở chuyên môn mà cách điều hành mới mẻ, liều lĩnh đã dụng chạm tới các nhân vật thượng tầng ở Nokia.
Mặc dù Elop trước khi được lựa chọn là CEO của Nokia năm 2011 đã là Giám đốc mảng kinh doanh phần mềm văn phòng của Microsoft cũng như thấu hiểu về các nền tảng, phần mềm và thiết bị hơn bất cứ ai lúc đó ở Nokia. Elop nổi tiếng với chiếc Balo thần kỳ ở bên trong luôn là các thiết bị di động, công nghệ mới nhất để trải nghiệm.
Risto khi ấy chỉ là 1 thành viên trẻ và có vị trí thất nhấp trong BQT Nokia được thông báo là tập đoàn sẽ bổ nhiệm một CEO mới đến từ Mỹ, người này đang điều hành mảng kinh doanh của một công ty lớn nhất ở Mỹ. Risto cho rằng Nokia ngắm tới Tim Cook của Apple vì lúc đó việc Steve Jobs sắp chết vẫn được giữ bí mật và Tim Cook chưa được bổ nhiệm là CEO của Apple. Sau này mới biết chính Steve Job trước đó đã thống nhất với BQT Apple để Tim Cook thay thế khi mình chết. Trong những tháng cuối cùng của Steve Jobs, Tim Cook đã là CEO của Apple trước khi công bố chính thức. Elop đã làm ngứa mắt và mất lòng BQT Nokia và nhiều người dân Phần Lan chỉ vì ông mang phong cách startup kiểu Mỹ tới Nokia.
Elop đến từ một nền văn hoá cho phép bạn mặc áo phông và quần bò diễn thuyết và trình bày kế hoạch trước một loạt nhân vật tai to mặt lớn. Điều này các lãnh đạo cấp cao không hài lòng. Đặc biệt khi Elop soạn email gửi cho 60 nghìn nhân viên Nokia nói về thực trạng của công ty lúc ông nhận chức vụ. Elop mô tả Nokia lúc này “Một giàn khoan đang cháy giữa Đại dương và ai cũng chỉ muốn tháo chạy khỏi giàn khoan”. Việc này được toàn thể nhân viên hoan nghênh nhưng BQT thì không. Từ đó, BQT Nokia đứng đầu là Jorma bắt đầu có những hành động hạn chế quyền điều hành của Elop.
Một vấn đề tế nhị khác là Elop bị coi là “Con ngựa thành Troy”, một gián điệp của Microsoft cài vào để phá hoại Nokia. Vì thế, trong gần 3 năm tại vị, luôn có những thế lực vô hình bằng cách này hay cách khác cản trở sự thay đổi mà Elop mong muốn làm cho Nokia.
CÓ ANDROID NHƯNG PHẢI CHỌN WINDOWS PHONE VÀ SỰ XÂM CHIẾM ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
Đầu năm 2012, Risto chính thức được chọn là chủ tịch Nokia kế nhiệm Jorma đã về hưu. Và Risto đã chứng kiến các đối tác bỏ rơi Nokia như thế nào cũng như sự nổi lên của các hãng sản xuất smartphone giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.
Nokia đã chấp nhận từ bỏ hệ điều hành hết thời Symbian, lẫn Meego do quá mất thời gian để hoàn thành. Ban đầu Nokia chọn Android khi chứng kiến HĐH này được cài trên các smartphone giá rẻ củaTrung Quốc và Đài Loan giá rẻ đã bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường của chính Nokia. Nhưng Google đã cảm nhận cái chết rất gần của Nokia rồi nên từ chối hợp tác.
Vì thế, lựa chọn Windows Phone của Microsoft là duy nhất và khả thi nhất đối với Nokia tròn cuộc đua smartphone. Cả hai đều đang bị các công ty khác vượt mặt, nhưng khác với Nokia, Microsoft với nguồn tiền dồi dào và bản thân cũng là một công ty phần mềm và vẫn có thị trường nên không lung lay như NOkia. Cuối cùng, dù không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng Nokia cũng không tìm được cái phao cứu sinh nào khác.
Việc lựa chọn Windows Phone được thúc đẩy bởi Stephen Elop lẫn các thành viên BQT và các ngân hàng, là chủ nợ của Nokia. Sự hợp tác này sẽ trấn an thị trường khi bên cạnh Nokia là Microsoft của Bill Gates.
Thị trường Trung Quốc và Ấn Độ có đủ nhân lực và quy mô để sản xuất phần cứng giá rẻ và nhanh nhất có thể. Ngoài ra không giống như Nokia bỏ hàng chục tỉ Euro để nghiên cứu và phát triển HĐH, thì các hãng Trung Quốc đã chọn Android do Google cung cấp. Phần cứng rẻ và 1 HĐH linh hoạt, có nhiều hỗ trợ và ứng dụng như Android là hai yếu tố đã thúc đẩy sự tăng trưởng chóng mặt của smartphone giá rẻ ở hai thị trường lớn và rất quan trọng của Nokia. Yếu tố giá rẻ đã không còn là lợi thế của Nokia nữa.
Vào tháng 4/2012, giá trị vốn hoá thị trường của Nokia xuống còn 10 tỷ Euro, trong khi Apple gần 600 tỷ, gấp 60 lần Nokia. Và Nokia đã liên tục sa thải hàng chục nghìn nhân viên trên khắp toàn cầu.
Lúc này Nokia đã ra mắt dòng smartphone chạy Windows Phone đầu tiên là Lumia nhưng rất khó cạnh tranh ở từng phân khúc. Cao cấp Apple đã chiếm hết, ở giữa là Samsung và HTC còn giá rẻ thì Nokia không cạnh tranh được với Trung Quốc với Ấn Độ.
Ngoài ra các bên cung ứng phần cứng và chipset cho Nokia cũng nghi ngờ vào Windows Phone nên sản xuất rất hạn chế. Đó là lý do tại sao Lumia 900 được đánh giá cao, tiêu thụ tốt nhưng không tạo nên sự đột phá do nguồn cung nhỏ giọt.
Mọi thị trường đều xâm chiếm, thiết bị tốt lại thiếu nguồn cung, nhưng đó chưa phải là nhát búa cuối cùng đập xuống quan tài dành cho Nokia.
BỊ ĐỐI TÁC QUA MẶT.
Tháng 6 năm 2012 Microsoft ra mắt tablet Surface. Một đòn chí tử dành cho Nokia. Cuối cùng Microsoft đã từ công ty phần mềm nhảy sang phần cứng để chiếm nốt những gì còn lại của Nokia. Microsoft đã hết kiên nhẫn với Nokia và bí mật tạo ra một thiết bị thông minh của riêng mình.
Điều này làm giá trị của Nokia từ 10 tỷ xuống còn 5 tỷ Euro. Nhưng nghiêm trọng hơn, là Microsoft đã thành công trong việc ra mắt tablet, thì có lý do gì ngăn Microsoft chế tạo smartphone? Điều buồn cười ở đây là chính Nokia cũng không cài điều khoản cấm Microsoft chế tạo phần cứng trên biên bản hợp tác. Đơn giản lúc đó Nokia và cả làng công nghệ đều không tin rằng Microsoft nhảy sang phần cứng.
Thực tế Microsoft đã chế tạo cả smartphone song song với Surface, nhưng trong điều khoản đã ký trước đó với Nokia nên đã không ra mắt. Điều khoản cho phép đôi bên từ bỏ quyền hợp tác sau 3 năm nếu không phát triển gì. Microsoft đã làm điều mà ai cũng làm, không tin vào Nokia nữa.
Đến lúc này, Nokia lại phải lựa chọn giữa ba cái. 1 phá sản, 2 bán toàn bộ cho Microsoft. 3 Bán 1 phần để tái cấu trúc.
<Còn nữa>
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã quan tâm và bày tỏ :D